Tuesday, April 23, 2013

Món ăn cho người sành điệu.___

Món ăn cho người sành điệu.___


Cô gái người Mường Minh Ngọc xinh xắn với làn da trắng muốt, mang đến cuộc thi Vua đầu bếp món hoa chuối đồ đặc sản của dân tộc mình và giành được chiếc tạp dề trắng để vào vòng trong.

Gỏi rau củ giúp họa sĩ giành tạp dề trắng Vua đầu bếp
Chàng Việt kiều giành tạp dề trắng Vua Bếp


Cô gái Minh Ngọc, người dân tộc Mường đang chuẩn bị món ăn cho phần thi của mình.
Cô gái Minh Ngọc, người dân tộc Mường đang chuẩn bị món ăn cho phần thi của mình. Ảnh: A.N.
Minh Ngọc người dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình. Hiện là sinh viên sư phạm, thực tập tại Viện nghiên cứu ISEE - viện thúc đẩy đa dạng văn hóa dân tộc thiểu số, Minh Ngọc quyết định đi thi MasterChef Vietnam để gìn giữ và giới thiệu món ăn của dân tộc mình.
Món Hoa chuối đồ đặc trưng của người Mường ở Hòa Bình.
Món hoa chuối đồ đặc trưng của người Mường ở Hòa Bình. Ảnh: A.N.
Dự thi với món hoa chuối đồ, cô gái này đã đem đến sự ngạc nhiên cho ban giám khảo khi kết hợp những loại rau tưởng chừng như không thể chế biến chung với nhau như: rau má, lá lốt, hoa chuối thái nhỏ, lá xương sông... Nếm thử món ăn của thí sinh này, giám khảo Tịnh Hải đã chia sẻ: "Món rau đồ mang đến một hương vị rất lạ, ngọt và chua đều. Màu sắc và trang trí cũng rất đẹp, bắt mắt và hơn thế nữa đó là một món ăn truyền thống có sự sắp đặt, cắt thái hài hòa”.
Người mẫu Phương Thảo giành chiếc
 tạp dề trắng với món Nem rán.
Người mẫu Phương Thảo giành chiếc tạp dề trắng với món Nem rán. Ảnh: A.N.
R​ất nhiều chiếc tạp dề trắng được trao cho những nữ đầu bếp xinh đẹp nhưng tài năng trong tập 3 của Vua đầu bếp Việt. Xuất thân từ những ngành nghề khác nhau, những nữ thí sinh của chương trình tìm kiếm Vua đầu bếp Việt gặp nhau ở một điểm chung, đó là sự trẻ trung, xinh đẹp và đầy tài năng. Với gương mặt khả ái và đáng yêu của một người mẫu, Nguyễn Phương Thảo đã chinh phục được 3 vị giám khảo ngay từ cái nhìn đầu tiên. Chính hương vị thơm ngon trong món nem rán (chả giò) của thí sinh này đã thuyết phục ban giám khảo trao cho cô chiếc tạp dề trắng của chương trình. Nhà thiết kế thời trang Phạm Thị Lan Hương đã giành được chiếc tạp dề trắng với phong cách đầy táo bạo của mình. Trong vòng Audition, Lan Hương mang đến món chả tôm sú kết hợp giữa phong cách của Italia, Nhật nhưng mang hương vị đặc trưng của Việt Nam, với các nguyên liệu quen thuộc như thì là, hành tím, dầu mè...

Món chả tôm sú pha trộn giữa Ý, Nhật và mang hương vị Việt Nam của thí sinh Lan Hương.
Món chả tôm sú pha trộn giữa Ý, Nhật và mang hương vị Việt Nam của thí sinh Lan Hương. Ảnh: A.N.
Những chiếc tạp dề trắng của tập 3 còn được trao cho các thí sinh khác. Nguyễn Bảo Anh Thư, giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội với món gà nướng lá thơm rau củ kèm ly rượu vang đỏ; Đặng Thùy Dương đến từ Hà Nội với món mì spagetti hải sản, người tự nhận mình thuộc thế giới thứ 3; chàng họa sĩ thiết kế Lê Quang Huy với món cá rô phi chưng xì dầu mà theo anh, giá của nó chỉ có 30.000 đồng... Tập 3 của chương trình còn chứng kiến câu chuyện thú vị giữa hai mẹ con cùng đam mê nấu ăn, đó là cô Minh Thủy và con trai Hồng Nam. Sử dụng cá hồi làm nguyên liệu chính nhưng hai mẹ con lại chế biến thành hai món ăn hoàn toàn khác nhau. Cô Thủy làm món cá hồi sốt kem tươi và anh Nam thực hiện món bún chả cá hồi trộn. Cả hai món ăn đều được đánh giá rất cao và giành hai chiếc tạp dề trắng để bước vào vòng trong. Sau tập 3, vòng Audition đã khép lại với 33 chiếc tạp dề trắng được trao cho các thí sinh. Các thí sinh này sẽ bước vào những thử thách tiếp theo tại vòng Booth Camp. Tập 4 của chương trình Vua đầu bếp - MasterChef Việt Nam sẽ được phát sóng vào lúc 20h ngày 29/3.
Khánh Hòa

.Món ngon Phan Rang ở Sài Gòn.

Bánh canh chả cá, bánh căn, bánh xèo... là những món ăn đặc trưng của vùng đất nắng gió Phan Rang được bán nhiều ở Sài Gòn.

1. Bánh canh chả cá
Cá làm chả thường là cá chuồn, các mối, cá chỉ vàng, cá nhồng... nổi tiếng hơn cả là cá cờ hay cá thu. Cá tươi làm sạch, lóc hết xương, nạo lấy phần thịt cá. Bỏ hành, tiêu, các loại gia vị như đường, muối vào cối giã nhuyễn, cho phần thịt cá vào, giã liên tục đến khi thịt cá thật nhuyễn, không bị bở là được. Phần nguyên liệu sau khi làm xong có thể vo viên hay thành từng lát mỏng nhỏ và chiên vàng, cũng có thể đem hấp chín.
Bánh canh chả cá.
Bánh canh chả cá. Ảnh: K.H.
Nước dùng đậm đà có vị ngọt thanh của cá cũng là một điểm cộng của món ăn này. Sử dụng phần xương cá sau khi nạo hết thịt, ninh chung với các loại cá nhỏ để lấy nước mang đến vị ngọt thanh rất vừa miệng của nồi nước dùng. Bát bánh canh chả cá nghi ngút khói, hấp dẫn người ăn với hương thơm của hành phi, thịt cá mềm, dai, tương ớt cay và đậm đà hòa trong vị ngọt thanh của nước lèo rất ngon miệng.


2. Bánh căn Phan Rang
Đây là một loại bánh rất nổi tiếng của thành phố Phan Rang. Bánh có hình dáng gần giống với chiếc bánh khọt của người miền Nam. Nguyên liệu chính để làm bánh căn là gạo ngâm mềm, xay thành bột và đổ chín trên những chiếc khuôn bánh bằng đất nung.

Bánh căn.
Bánh căn Phan Rang có màu vàng của trứng rất hấp dẫn. Ảnh:
K.H.
Nhân của bánh căn có nhiều loại như: thịt, trứng, mực, tôm... mỗi loại nhân mang đến cho người ăn cảm giác ngon miệng khác nhau. Bên cạnh đó, nước chấm cũng là một điểm hấp dẫn của món ăn này. Thường có 3 loại nước chấm là nước mắm nêm, nước mắm chanh tỏi ớt và nước lèo. Bánh căn được ăn chung với các loại rau sống như xà lách, rau cải, húng quế... Khi ăn bánh căn, người Phan Rang thường cho bánh vào trong chén, cho vào các loại rau, chan nước chấm vào, trộn đều và thưởng thức.


3. Bánh xèo
Bánh xèo được đổ bằng bột gạo với nhân tôm, thịt, giá sống. Khuôn bánh làm bằng đất sét có xuất xứ từ làng gốm cổ xưa nhất ở Tháp Chàm. Chính cái khuôn bằng đất sét đó khiến cho chiếc bánh xèo Phan Rang khi được cạy ra khỏi khuôn thì vẫn giữ được độ dẻo, ăn vẫn cảm nhận được độ giòn của bánh.

Bánh xèo.
-Bánh xèo Phan Rang nhỏ, bên trong là nhâm tôm, mực. Ảnh: K.H
. Cái bánh chỉ nhỏ bằng bàn tay nhưng hấp dẫn người ăn bởi hương vị nồng nàn của biển qua những con tôm, con mực còn tươi roi rói. Ăn kèm với bánh xèo là nước chấm chua ngọt, nước chấm mắm nêm được pha đậm đà hay chén nước chấm pha với đậu phụng thơm ngon và có vị hơi béo. Bên cạnh đó là đĩa rau sống với các loại rau như: diếp cá, cải bẹ xanh, xà lách, húng thơm, húng quế và xoài xanh thái sợi mỏng. Cách ăn bánh xèo của người Phan Rang cũng khác hoàn toàn, không cuốn bánh lại trong các loại rau và chấm như người miền Nam. Khi ăn bánh xèo, người ta cho rau, bánh vào trong chén, chan nước chấm, trộn đều và thưởng thức. Nước chấm thấm đều vào các nguyên liệu đem lại sự đậm đà cho người thưởng thức.

.Đổi món với lòng xào nghệ.

Cái giòn giòn dai dai của lòng cùng hương thơm của nghệ sẽ giúp bữa cơm ngon miệng hơn.
Lòng xào nghệ được chế biến đơn giản, công đoạn mất nhiều thời gian nhất là sơ chế nguyên liệu. Lòng non mua về làm thật kỹ ruột, rửa sạch qua nhiều lần với nước muối cho đến lúc lòng hết chất nhờn. Khử mùi hôi của lòng bằng cách rửa lại với nước giấm pha loãng, rồi thái lòng thành từng miếng vừa ăn, ướp với các gia vị như muối, hành, tiêu, ớt, bột nêm... cho thật thấm.
Lòng non được rửa
 sạch, ướp với các loại gia vị trước khi xào.
Lòng non được rửa sạch, ướp với các loại gia vị trước khi xào. Ảnh: K.L.
Nghệ tươi gọt vỏ, rửa sạch, giã nghệ nhỏ nhưng tránh giã nát, nghệ giã thành hạt nhỏ cỡ hạt tiêu là vừa bởi nếu giã nhuyễn quá thì không ngon, giã lớn thì khó thấm gia vị. Đặt chảo lên bếp, làm nóng dầu và phi thơm với hành, cho lòng đã ướp vào xào chín, cho nghệ tươi đã giã vào, đảo thật đều. Cái màu vàng của nghệ bao phủ lên món ăn nhìn rất đẹp mắt, cùng với đó là hương thơm tỏa ra của món ăn rất kích thích.
Không chỉ là món ăn ngon, lòng xào nghệ còn rất tốt cho sức khỏe.
Không chỉ là món ăn ngon, lòng xào nghệ còn rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: K.L.
Lòng xào nghệ có thể ăn với cơm nóng hay ăn kèm với bánh đa nướng giòn làm món lai rai cho cánh đàn ông. Không chỉ là một món ăn ngon miệng, thành phần nghệ tươi của món ăn còn rất tốt cho sức khỏe. Với những người bị bệnh ho thì đây là một bài thuốc nhà quê dùng để trị ho rất tuyệt với

.Đa dạng sushi tại Sumo Sushibar.

Sumo Sushibar với hơn 40 loại sushi đa dạng, mang đến cho người dùng cảm giác vừa thân quen vừa mới mẻ khi lựa chọn và thưởng thức.
Từ những nguyên liệu như cơm, rong biển và các loại hải sản, người dân xứ sở mặt trời mọc đã sáng tạo ra nhiều loại sushi với hương vị khác nhau. Tuy nhiên, sushi có thể phân làm 6 nhóm chính, gồm maki, nigiri, maru, gunkan, handroll và oshizushi. Trong số đó, quen thuộc với người Việt là sushi nigiri với hình ảnh hiện lên đầu tiên khi nghĩ tới sushi là từng nắm cơm nhỏ với miếng cá, trứng hoặc tôm ở phía trên. Sushi maki là loại cuộn rong biển ở ngoài, bên trong là các loại nhân tùy chọn gồm hải sản, trứng, rau… Những loại hải sản thường được dùng cho sushi có thể là maguro hay còn gọi là cá ngừ (được người Nhật xem như vua của những loại cá sống), ika (mực - một món ăn cũng như vị thuốc quý) hay taro (bạch tuộc - loại động vật thân mềm).
SSB_1.jpg
Thưởng thức hơn 40 loại sushi tại Sumo Sushibar chỉ với 199.000 đồng.
Gunkan sushi là loại mà phần cơm được bao quanh bởi lá rong biển và phía trên được xếp đầy bởi các loại nhân, thường là trứng cua, trứng cá tuyết, trứng cá hồi… Còn handroll sushi hay còn được gọi là temaki sushi là loại được nặn theo hình nón, bên trong là cơm, rau và các loại hải sản. Gunkan sushi và handroll sushi dễ khiến người dùng liên tưởng tới nhiều hình ảnh và ý nghĩa chứa đựng thú vị. Món gunkan sushi trông như một chiếc gùi đầy ngập hải sản tượng trưng cho sự no đủ, bội thu. Còn handroll sushi lại như một bó hoa nhiều màu sắc, tượng trưng cho sự hạnh phúc, vui vẻ.
SSB_2_(Copy).JPG
Bên cạnh đó, maru sushi với từng nắm cơm nhỏ được bao quanh bởi hải sản thái lát mỏng. Oshizushi với phần cơm được ép chặt trong khuôn gỗ, sau đó được cắt thành từng miếng vuông nhỏ nhắn kẹp nhân ở giữa, trông như những miếng bánh gatô. Hơn 40 loại sushi maki, gunkan, nigiri, maru, handroll… đều góp mặt trong thực đơn của Sumo Sushibar. Thực khách có thể thưởng thức không giới hạn hơn 40 loại sushi này chỉ với 199.000 đồng. Tại đây còn phục vụ thêm "Extra menu" chỉ với 79.000 đồng, bao gồm các món nướng đặc biệt như nạc vai bò Australia ướp sốt đặc biệt nướng, hàu nướng bơ tỏi, dẻ sườn bò Mỹ nướng, cá hồi nướng muối… "Extra menu" chỉ áp dụng khi thực khách sử dụng gói buffet tiêu chuẩn tại nhà hàng.
SSB_3.jpg
Giá buffet chưa bao gồm VAT. Buffet tiêu chuẩn có giá 359.000 đồng. Extra menu giá 79.000 đồng (áp dụng khi sử dụng buffet tiêu chuẩn). Buffet Sushi 199.000 đồng (chỉ phục vụ vào buổi trưa các ngày từ thứ 2 đến thứ 6). Chi tiết liên hệ: Hotline: 1900 6622 Fanpage: www.facebook.com/sumosushibar.com.vn Website: http://www.sumosushibar.com.vn/

.Thực phẩm giúp tóc khỏe bóng mượt.

Chè mè đen - khoai mài, thịt gà chưng rau bó xôi, bắp bò hầm hà thủ ô, trứng cút nấu long nhãn... có tác dụng dưỡng huyết, giúp tóc khỏe, giảm rụng và bạc sớm.

Thuốc nhuộm tóc chứa hóa chất gây ung thưNhững kiểu tóc nữ
được phái mạnh thích nhất
Y học cổ truyền cho rằng tóc là phần thừa của huyết (phát vi huyết dư). Những người đầy đủ huyết dịch, tóc sẽ khỏe, đen mượt, không bị gãy, rụng hoặc bạc sớm. Trái lại, khi bị huyết hư (thiếu máu), sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và khỏe mạnh của đầu tóc. Bình thường, người trẻ tuổi khí huyết đầy đủ sẽ có mái tóc xanh tốt, mềm mại. Khi đến tuổi già, hoạt động của tạng can và thận suy yếu, đầu tóc trở nên bạc trắng, dễ rụng. Nếu tuổi chưa cao mà tóc rụng nhiều và bạc sớm, cần phải bổ can, bổ thận, dưỡng huyết, để nuôi tóc khỏe trở lại. Để có huyết dịch, cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, cân đối và hợp lý các chất dinh dưỡng. Cần lưu ý sử dụng các thực phẩm giàu chất đạm, dễ tiêu hóa, dùng dầu thực vật, ngũ cốc, các loại đậu hạt, rau, củ, quả, hoa để bồi dưỡng cơ thể. Các loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, các vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B9, B12), nhiều sắt, kẽm, selenium… rất cần cho việc thúc đẩy quá trình mọc tóc, làm giảm tình trạng tóc gãy, tóc rụng và bạc tóc sớm. Những món ăn có ích cho tóc đều được chế biến từ những thực phẩm (hoặc hương liệu) có tác dụng bổ can, bổ thận, dưỡng huyết, bổ huyết, như nấm đông cô (nấm hương), nấm mèo (mộc nhĩ đen), đại táo, mè đen, gạo lứt, đậu đen, tóc tiên, cải bó xôi, súp lơ xanh, rau cần, bí đỏ, giá đậu, cà rốt, cà chua, xà lách xoong, rau dền đỏ, hành tây, trái bơ, kiwi, dâu tây, dưa hấu, đu đủ chín, mít, long nhãn, vải, sữa tươi... Ngoài ra còn có hải sâm, cá rô, cá trê, cá lóc, cá trắm, lươn, cá chạch, rùa, ba ba, thịt bò, thịt gà, trứng gà, trứng cút, lộc nhung, yến sào, hà thủ ô, câu kỷ tử, khoai mài, đương qui, hồ đào nhục (quả óc chó), tang thầm (quả dâu tằm)…


Vài món ăn có lợi cho sức khỏe của tóc
-

- Canh thịt heo, mè đen


Nguyên
liệu:
Thịt nạc lợn 250g, mè đen 60g, bạch phục linh 40g, cúc hoa 10g.Cách làm: Thịt làm sạch, ướp gia vị. Cúc hoa rửa sạch, để ráo. Nấu mè đen + phục linh khoảng 30 phút, cho cúc hoa và thịt vào. Nấu tiếp cho chín, nêm gia vị vừa ăn. Dùng trong bữa cơm.
Mè đencó thể chế biến thành các món ăn tốt cho tóc.
Mè đen có thể chế biến thành các món ăn tốt cho tóc. Ảnh: twoday

- Chè mè đen, khoai mài


Nguyên liệu:
Mè đen 30g, khoai mài (hoài sơn) 30g, đường phèn 15g.Cách làm: Mè đen rang thơm, xay thành bột, khoai mài rang khô, tán thành bột, trộn hai thứ bột vào nhau. Nấu bột với 500ml nước, dùng lửa lớn nấu sôi, nêm tí đường phèn, khuấy đều, nấu thêm chừng 5 phút là được. Cách dùng: Một ngày ăn một lần.


- Thịt gà chưng rau bó xôi

Nguyên liệu:
Thịt gà 100-150g, rau bó xôi 80-120g, gia vị các loại.Cách làm: Thịt gà rửa sạch, cắt miếng nhỏ, nêm gia vị vừa ăn. Đem chưng cách thủy. Rau bó xôi rửa sạch, cắt nhỏ. Khi thịt gà chín mềm, cho rau bó xôi vào, chưng tiếp 20-30 phút. Dùng ăn khi đói bụng.-


- Cá trê hầm đậu
đen

Nguyên liệu:
Cá trê 250g, đậu đen 150g, gia vị các loại.Cách làm: Cá trê làm sạch. Nấu đậu đen với lượng nước vừa đủ, sôi liu riu khoảng 1 giờ cho chín mềm. Cho cá trê vào nấu tiếp 20 phút. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn trong bữa cơm.


- Cháo hà thủ ô
Nguyên liệu: Hà thủ ô 25g, đại táo 4 trái, gạo tẻ 100g.Cách làm: Nấu hà thủ ô rửa sạch, ngâm mềm, nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml, lọc lấy nước. Dùng nước sắc này để nấu với gạo tẻ + đại táo thành cháo nhừ. Thêm ít đường phèn, đánh tan. Dùng ăn vào lúc đói bụng.

- Cháo gạo lứt, hà thủ ô, táo đỏ


Nguyên liệu:
Gạo lứt 80g, hà thủ ô 25g, táo đỏ 5 trái.Cách làm: Hà thủ ô rửa sạch, rang khô, tán thành bột. Táo đỏ rửa sạch bỏ hột. Cho ba thứ vào nồi nấu thành cháo. Lúc đầu nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm 40 phút là được.Cách dùng: Ăn mỗi ngày một lần.


- Bắp bò hầm hà thủ ô

Nguyên liệu:
Bắp bò 200g, hà thủ ô 30g, mè đen 30g, đại táo 6 quả, gừng sống 2 lát.Cách làm: Nấu ½ lít nước trong nồi đất cho thật sôi, cho bắp bò + hà thủ ô + đại táo + gừng vào hầm cho chín nhừ (khoảng 2 giờ). Cho mè đen (rang chín, giã mịn) vào, nầu thêm 15-20 phút, vớt bắp bò ra, xắt lát mỏng, cho vào tô, múc nước hầm tưới lên bắp bò. Dùng ăn nóng trong bữa cơm. Người bị tiêu chảy không nên dùng món này.


- Trứng cút nấu long nhãn

Nguyên liệu:
Trứng chim cút 6-8 cái, long nhãn nhục 15g tươi hoặc 8g khô.Cách làm: Cho 2 thứ vào nồi với 300ml nước, nấu sôi khoảng 10 phút, dùng ăn vào lúc đói bụng.- Cần tây xào câu kỷ
Nguyên liệu:
Rau cần tây 100g, câu kỷ 12g, thịt lợn nạc 150g, nấm hương 30g, gừng 3g, hành 10g, nước tương (xì dầu) một ít, tỏi 10g, dầu lượng thích hợp.Cách làm: Rau cần rửa sạch, cắt khúc, đậu hủ cắt miếng; câu kỷ rửa sạch; thịt cắt miếng, nấm hương ngâm nước cho mềm, bỏ rễ, cắt nhỏ; gừng cắt lát; hành cắt khúc; tỏi cắt lát. Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào khử cho thơm, rồi cho tất cả các thứ vào xào chín là được.Cách dùng: Mỗi ngày ăn một lần, dùng vào lúc bụng đói. - Củ sen, đậu đỏ hầm thăn bò
Nguyên liệu:
Củ sen 600g, đậu đỏ 150g, vỏ quýt 1 miếng 6 x 6cm, thịt thăn bò 300g, muối bột.Cách làm: Củ sen rửa sạch, gọt bỏ vỏ, xắt từng miếng dày 2cm, dùng sống dao chần nhẹ, để ráo. Thăn bò rửa sạch, để ráo. Đậu đỏ, vỏ quýt rửa sạch, để sẵn.
Cho vào nồi đất ½ lít nước. Nấu nước thật sôi, cho củ sen, đậu đỏ, vỏ quýt, thăn bò vào. Nấu sôi lại rồi để lửa nhỏ đủ cho nước trong nồi sôi nhẹ là được. Đậy kín nắp nồi, hầm các thứ khoảng 3 giờ thì nêm ít muối vừa miệng, khi thịt chín mềm thì nhấc xuống. Múc ra tô, dùng ăn nóng trong bữa cơm..

.Xuýt xoa với những món ốc cay xé lưỡi.

Ốc cau, ốc hương, ốc gai chúa, ốc dừa... được chế biến với vị cay xé lưỡi khiến bạn phải xuýt xoa khi thưởng thức.

Những món hải sản thơm nức mùi bơ
Cay nồng ốc khế nướng tiêu xanh

1. Ốc cau rang muối ớt
Ốc cau to bằng đầu ngón tay, có vỏ màu vàng nhạt, thịt giòn, ngọt rất ngon. Ngâm ốc khoảng 30 phút, sau đó vớt ra rửa lại bằng nước sạch và đem luộc chín rồi để ráo nước. Trộn đều ớt xay, muối tôm, một ít muối tinh và nước lạnh, khuấy đều hỗn hợp đó cho hơi sền sệt. Đặt chảo lên bếp, phi thơm một ít tỏi, cho hỗn hợp muối và ốc vào, rang đều tay đến khi muối ớt khô lại, bám trên từng vỏ ốc. Những con ốc được bám một lớp muối ớt bên ngoài, hương thơm cay nồng kích thích vị giác của người ăn.
oc-cau-2-jpg[1332088530].jpg

2. Ốc khế nướng tiêu xanh
Ốc khế luộc chín, dùng mũi dao cậy lấy thịt ốc ra khỏi vỏ, bỏ phần ruột mềm màu trắng bao quanh. Thái thịt ốc thành từng lát vừa ăn, cho trở lại vào vỏ ốc và nướng trên bếp than hồng. Khi ốc bắt đầu nóng lên, chan đều nước mắm đã pha lên thịt ốc, rắc hạt tiêu xanh lên trên và nướng chín. Khi thịt ốc khế săn lại và chuyển sang màu vàng cùng với hương thơm đậm đà của nước mắm, vị cay nồng của tiêu tỏa ra là bạn có thể bắt đầu thưởng thức món ăn này.
oc-khe-jpg[1332088530].jpg

3. Ốc giác nướng muối ớt
Ốc giác nướng muối ớt giữ được vị ngọt tươi nguyên từ thịt ốc. Khi thịt ốc giác săn lại và chuyển sang màu vàng cùng với hương thơm đậm đà của muối ớt là bạn có thể bắt đầu thưởng thức món ăn này. Thịt ốc ăn giòn mềm và hơi dai, cái ngọt của thịt hòa trong cái vị mằn mặn cay cay đem lại cho người ăn cảm giác thích thú vô cùng dễ chịu.
oc-giac-2-jpg[1332088530].jpg

4. Ốc dừa xào bơ cay
Ốc dừa xào bơ cay là món ăn không no nhưng vui miệng và được nhiều người yêu thích. Cái ngọt của thịt ốc hòa với vị béo, thơm của bơ, cái vị cay của ớt làm tăng thêm hương vị cho món ăn dân dã này. Không gì thú vị bằng trong những ngày trời mưa lành lạnh, tụ tập bên đĩa ốc nóng... vừa ngồi nhể từng con ốc dừa thơm mùi bơ, xuýt xoa vì vị cay của nó vừa tán gẫu cùng bạn bè, người thân sẽ trở thành kỷ niệm khó quên.
oc-dua-1-jpg_1363840395[1332088530].jpg

5. Ốc hương rang muối ớt
Món này được chế biến khá đơn giản, ốc được rửa sạch và luộc sơ cho ốc vừa chín, vớt ra để ráo nước, sau đó cho vào chảo rang với muối, ớt xay và các loại gia vị khác sao cho vừa ăn và đậm đà. Vỏ ốc bên ngoài được rang vàng, thấm đẫm muối ớt nhìn thật hấp dẫn và kích thích vị giác của người ăn. Và cũng chính cái vị mằn mặn, cay cay của muối ớt cùng phần thịt ốc đậm đà, giòn sần sật khiến bạn ăn hoài không ngán.
oc-huong-1-jpg[1332088530].jpg

6. Ốc đỏ nướng mọi
Ốc đỏ với lớp vỏ cứng ngắc bên ngoài, nhưng khi được nướng muối ớt lại tạo thành một món ăn với hương thơm rất đặc biệt khiến người thưởng thức phải xuýt xoa. Thịt ốc đỏ giòn dai và có vị ngọt rất ngon miệng khi thưởng thức.
oc-do-1-jpg[1332088530].jpg

7. Ốc gai chúa nướng nước mắm ớt
Ốc gai chúa nướng nước mắm ớt hấp dẫn người ăn bởi hương vị đậm đà cay nồng của nó. Chế biến đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ của người đầu bếp. Những con ốc sau khi rửa sạch, cho vào nồi và luộc vừa chín tới. Dùng mũi dao cậy lấy thịt ốc ra khỏi vỏ, bỏ đi phần ruột mềm màu trắng bao quanh. Thái thịt ốc thành từng lát vừa ăn, cho trở lại vào vỏ ốc và nướng trên bếp than hồng.
oc-gai-chua-jpg[1332088530].jpg
Chén nước mắm được pha với vị cay đặc biệt. Khi ốc bắt đầu nóng lên, chan đều nước mắm đã pha lên thịt ốc, nhẫn nại ngồi chờ nước mắm ngấm đều trong từng lát thịt ốc. Thịt ốc gai chúa ăn giòn mềm và hơi dai, cái ngọt của thịt hòa trong cái đậm đà của nước chấm lan tỏa nơi đầu lưỡi cùng vị cay của ớt khiến bạn phải xuýt xoa.

.Những món ngon từ cá ngừ.

Cá ngừ um, nướng hay kho... là những món ăn bình dị trong bữa cơm gia đình của người miền Trung.
Đây là loại cá có nhiều ở vùng biển miền Trung, thời điểm tháng 3 đến tháng 7 là mùa cá ngừ rộ nhất. Không chỉ có giá trị về kinh tế, cá ngừ còn là một nguyên liệu quen thuộc để chế biến nên những món ăn dân dã nhưng ngon miệng. Độc đáo nhất phải kể đến món cá ngừ um đậm đà nhưng cay xé lưỡi.
Cá ngừ um ăn kèm bún tươi và rau sống.
Cá ngừ um ăn kèm bún tươi và rau sống. Ảnh: K.H.
Chế biến món này đơn giản, cá ngừ còn tươi làm sạch ruột, rửa lại bằng nước sạch và thái thành từng lát vừa ăn. Nguyên liệu nấu kèm là một ít dứa thái lát hơi dày, củ hành thái mỏng, ớt bột, ớt xanh. Ướp cá với một ít gia vị cho thấm, đặt nồi lên bếp và làm nóng dầu ăn. Sau đó cho cá vào đảo đều, cho dứa, hành tây, ớt vào và xóc đều. Tiếp đến cho nước vào ngập mặt cá và đun sôi với lửa lớn. Sau khi thấy nồi cá sôi thì cho nhỏ lửa để gia vị thấm đều vào từng thớ thịt cá. Cá ngừ um được ăn kèm với bún tươi và rau sống. Vị hơi chua của nước dùng, vị cay nồng của ớt bột, thêm một miếng cá ngừ kho vừa thơm vừa béo rất hấp dẫn. Món ăn ngon nhưng cay xé lưỡi làm cho bạn vừa ăn vừa hít hà và không bao giờ quên được hương vị đậm đà của nó.
Ca ngừ nướng cuốn bánh tráng là món ăn được nhiều người ưa thích.
Ca ngừ nướng cuốn bánh tráng là món ăn được nhiều người ưa thích. Ảnh: K.H.
Cá ngừ nướng cuốn bánh tráng cũng là một món ăn ngon mà bạn không nên bỏ qua khi có dịp đến miền Trung. Khi chế biến món này, người dân ở đây thường chọn những con cá ngừ béo tròn, khoảng gần 1 kg là vừa đủ, nếu chọn con nhỏ quá nướng sẽ không ngon, con lớn quá sẽ khó nướng, thịt cá chín không đều. Cá làm sạch, dùng dao khứa thành những đường xiên trên mình, ướp cá với một ít muối ớt và cho lên vỉ nướng trên bếp than hồng. Khi nướng bạn nhớ trở đều tay để cá chín vàng và không bị cháy. Cá ngừ nướng chín được dọn ra đĩa, ăn kèm với bánh tráng, rau sống cùng chén nước chấm chua cay pha từ ớt, tỏi, chanh, đường và nước mắm.
Vị cay xé lưỡi của cá ngừ kho ớt khiến bạn phải xuýt xoa khi ăn.
Vị cay xé lưỡi của cá ngừ kho ớt khiến bạn phải xuýt xoa khi ăn. Ảnh: C.K.
Hương vị đậm đà nhưng cay xé lưỡi của món cá ngừ kho ớt sẽ đem đến cho bạn một bữa cơm ngon miệng. Cá làm sạch, thái thành từng lát vừa ăn. Rắc một ít muối và tiêu bột lên thân cá và để 15 phút cho thấm. Làm nóng chảo với một ít dầu, thả cá vào rán sơ cho hơi vàng đều hai mặt là được. Sau đó xếp cá vào nồi, nêm ít nước mắm, đường, bột nêm, muối, tiếp đến cho tỏi đập dập, ớt bột, một ít gừng giã nhỏ và xóc đều. Đặt nồi lên bếp và đun lửa lớn, lúc nào nồi cá sôi bùng lên thì cho nước vào vừa xâm xấp mặt cá. Để lửa nhỏ cho cá thấm gia vị, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn. Ngoài những món ăn kể trên, cá ngừ còn được chế biến thành nhiều món như cá ngừ hấp cuốn bánh tráng, cá ngừ kho nước dừa, cá ngừ chiên sốt cà..... đều rất hấp dẫn và đáng để thưởng thức.

.Gia vị ngải bún trong món bún miền Tây.

Mùi thơm dịu nhẹ của củ ngải bún làm tăng thêm hương vị cho các món bún.
Bún nước lèo, bún cá, bún mắm... là những đặc sản của người dân miền Tây. Những món ăn đó được chế biến từ những nguyên liệu bình dị có sẵn ở các làng quê sông nước như cá lóc, cá rô đồng, mắm cá... Chúng trở nên hấp dẫn và thơm ngon không chỉ nhờ hương vị đậm đà rất riêng của mắm bò hóc, mắm cá linh, cá sặt... mà còn nhờ cái mùi thơm dịu nhẹ của ngải bún.
Củ ngải bún có hình thon dài, màu vàng gần giống với củ
 gừng.
Củ ngải bún có hình thon dài, màu vàng gần giống với củ gừng. Ảnh: D.D.
Củ ngải bún dài, có màu vàng nhạt, hình dáng gần giống củ nghệ hoặc gừng. Đây là một loại gia vị nổi tiếng của đất nước Campuchia, không có hương thơm nồng như gừng nhưng dịu nhẹ và kéo dài. Trong món bún nước lèo của người miền Tây, củ ngải bún là một loại gia vị không thể thiếu để tạo nên hương vị đặc trưng rất riêng cho món ăn. Củ ngải bún chỉ thơm hương khi còn tươi nên lúc nấu bún, nhất thiết bạn phải chọn loại củ còn tươi nguyên, lớp da căng, nếu là loại mới đào lên thì càng tốt. Ngải bún được cạo sạch vỏ, rửa sạch và giã nát, sau đó cho vào ít nước nấu sôi, lọc lấy nước cốt.
Ngải bún là gia vị quan trọng
 trong các món bún của miền Tây.
Ngải bún là gia vị quan trọng trong các món bún của miền Tây. Ảnh: K.H.
Tùy từng loại bún mà có sự kết hợp nguyên liệu khác nhau. Với bún nước lèo Sóc Trăng và Trà Vinh, ngải bún được kết hợp với mắm bò hóc. Đầu tiên, cho mắm bò hóc vào nồi, thêm một lượng nước vừa đủ, đun sôi, trong suốt quá trình nấu phải canh vớt hết bọt. Cá lóc đồng, làm sạch, luộc, lóc lấy thịt. Xương cá cho vào cối giã chung với sả bằm, sau đó vắt lấy nước cho vào nối nước lèo. Cho nước cốt ngải bún vào, đun sôi rồi nêm gia vị vừa ăn là được.
Hương thơm của ngải bún giúp át đi mùi tanh của cá và mắm.
Hương thơm của ngải bún giúp át đi mùi tanh của cá và mắm. Ảnh: K.H.
Riêng với bún cá Bạc Liêu, mắm cá sặc, sả được thay thế cho mắm bò hóc để kết hợp với ngải bún. Ngải bún nấu kèm với nghệ, mắm ruốc, sả... sẽ cho ra món bún cá Châu Đốc nổi tiếng. Ngải bún còn được kết hợp với mắm bò hóc, trái chúc để tạo nên món bún num bò chóc nổi tiếng... Cái mùi thơm thanh đạm, dịu nhẹ rất độc đáo của ngải bún đã tạo nên một hương vị rất riêng cho các món bún ở miền Tây mà ai đã ăn một lần sẽ không thể quên được. Ngoài hương thơm của mình, ngải bún còn có đặc tính khử mùi tanh của cá rất tốt nên đây còn là gia vị để khử mùi các món cá kho, mắm kho... ở miền Tây. Mặc dù chỉ là một loại gia vị ngoại nhập, nhưng chính hương vị thơm ngon của mình, ngải bún đã trở thành một gia vị không thể thiếu, góp phần đem đến hương vị thơm ngon cho các món ăn của người dân miền Tây Nam bộ.

.Ẩm thực Trung Đông tại Phố ngon 37.

Nơi đây đã tái hiện một góc đường phố Hồi giáo thu nhỏ với những đầu bếp Pakistan và món thịt nướng đặc trưng.
Trung Đông hay người đạo Hồi không ăn thịt lợn, nên món thịt nướng thường bao gồm nhiều loại như thịt cừu, thịt gà… Các loại thịt này được ướp gia vị đặc trưng, cuốn tròn vào que tre hoặc trúc và đem nướng. Những que thịt sau khi nướng trổ màu vàng ươm, óng ánh trên những tàu lá chuối, trông thật dân dã nhưng cũng bắt mắt.
Pho_ngon_1.jpg
Cừu nướng giá từ 155.000 đồng.
Người Trung Đông chế biến món thịt nướng cầu kỳ và tỉ mỉ của ẩm thực nơi này. Từ khâu chọn mua thịt, nếu thịt cừu phải chọn thịt đùi. Cách thức tẩm ướp các loại gia vị, thời gian ướp cũng phải đạt đến độ miếng thịt ngấm đủ gia vị và mềm ngọt. Than cũng phải là than đốt từ cây bạch dương mới thơm và đượm trong quá trình nướng. Thịt không được nướng trên lửa mà chỉ được nướng trên than hồng. Nướng thịt là cả một nghệ thuật, từ cách xoay xiên thịt cho đến điều chỉnh độ nóng của than, rồi vừa nướng vừa tưới nước sốt lên xiên thịt hương thơm nghi ngút.
Pho_ngon_2.jpg
Gà nướng và bánh nan nướng giá từ 25.000 đồng.
Tại Phố Ngon 37 giữa lòng Hà Nội, bạn có thể thưởng thức những món ăn của người Trung Đông với cách thưởng thức một bữa tiệc ăn bằng tay. Bắt đầu là những món gỏi cuốn Việt Nam nhiều rau và thanh mát, sau đó đổi vị sang món ốc luộc hay ngao hấp với nước mắm gừng thơm nồng để đánh thức vị giác.
Pho_ngon_3.JPG
Đầu bếp Pakistan đang chế biến các món nướng Trung Đông tại Phố ngon 37.
Cuối cùng, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn có vị cay tê và thơm ngào ngạt của những xiên thịt nướng Trung Đông như bẻ một miếng bánh nan nướng, gỡ một miếng thịt cháy xém còn nóng bỏng ra khỏi xiên… Tất cả những hương vị ngon, độc đáo, ấn tượng sẽ còn lưu luyến mãi trên từng đầu ngón tay của thực khách… Tại đây, những món ăn vặt giản dị nhất không đơn thuần chỉ để lót dạ, mà còn ẩn chứa cả nét tinh túy của ẩm thực địa phương. Từ ngày 15/3, Phố ngon 37 dành tặng thực khách 2 ly bia tươi khi thưởng thức thực đơn các món nướng Trung Đông. Chi tiết liên hệ: Hotline: 04.35 186 186 Fanpage: www.facebook.com/phongon37 Website: http://www.37street.com.vn/

.Gỏi tôm sống vừa ăn vừa xuýt xoa.

Cái ngọt thanh của thịt tôm, hương thơm của hành tây, của sả hòa trong vị cay nồng của mù tạt khiến bạn phải xuýt xoa khi thưởng thức.
Gỏi tôm sống hay còn gọi là gỏi tôm ngũ vị là một món ăn hoàn toàn. Không như các món gỏi tôm phổ biến như: gỏi tôm ngó sen, gỏi rau muống tôm thịt, gỏi vả trộn tôm... được làm từ tôm luộc chín. Tôm sử dụng trong món gỏi này được để sống, trộn chung với các loại rau và ăn kèm với mù tạt (wasabi).
Gỏi tôm sống ngũ vị được pha trộn bởi nhiều hương vị.
Gỏi tôm sống là sự pha trộn của rất nhiều hương vị, đem đến món ăn lạ miệng cho bạn. Ảnh: K.H.
Nguyên liệu chính và quan trọng nhất của món ăn là tôm. Muốn có món gỏi vừa thơm ngon, vừa có vị thanh ngọt thì bạn phải chọn những con tôm sú còn tươi sống, thịt tôm săn chắc. Lưu ý không nên chọn tôm to quá, vì sẽ khó thấm gia vị, nhưng cũng không nên chọn tôm nhỏ quá vì lột vỏ tôm sẽ rất khó, thịt tôm ít nên không hấp dẫn khi ăn. Lý tưởng nhất là chọn những con tôm to bằng ngón tay người lớn.

goi-tom-2-jpg[1332088530].jpg

- Thịt tôm được trộn với hỗn hợp mù tạt nên săn chắc và mất đi mùi tanh. Ảnh:
K.H.
Tôm mua về bóc hết vỏ, bỏ đầu. Rửa lại tôm với nước sạch, để ráo nước sau đó dùng dao thái dọc con tôm thành hai phần, điều này vừa giúp tôm dễ thấm gia vị lại vừa đẹp mắt. Nguyên liệu để trộn gỏi gồm có hành tây, sả, gừng, húng thơm và ớt xanh, tất cả được thái nhỏ. Gỏi tôm sống không thể thiếu hỗn hợp mù tạt pha kèm với nước tương, nếu bạn không phải là người ăn cay giỏi thì chỉ nên pha một lượng mù tạt vừa đủ. Chính vị cay nồng của hỗn hợp này làm tôm chín tái, mất đi mùi tanh, đem lại sự ngon miệng cho người ăn. Cho tất cả các nguyên liệu vào một chiếc thau nhỏ, cho tôm vào, rưới đều hỗn hợp mù tạt lên, trộn thật đều cho ra đĩa và thưởng thức. Gắp một miếng gỏi cho vào miệng để cảm nhận hương thơm của các loại rau hòa trong vị cay nồng của mù tạt đem đến một hương vị hoàn toàn mới, khiến bạn phải xuýt xoa.

.Về Cam Ranh ăn sò huyết Thủy Triều.

Sò huyết được xếp vào 6 loại đặc sản nổi tiếng của Khánh Hòa là 'Yến sào hòn Nội, vịt lội Ninh Hòa, tôm hùm Bình Ba, nai khô Diên Khánh, cá tràu Võ Cạnh, sò huyết Thủy Triều'.
Đầm Thủy Triều là một đầm lớn nằm ở phía Bắc của bán đảo Cam Ranh. Ở đầm này có loại sò huyết nổi tiếng, xếp ngang hàng với sò huyết đầm Ô Loan (Phú Yên) và sò huyết Tam Giang (Thừa Thiên Huế).
Sò huyết Thủy Triều nướng tái là món ăn hấp dẫn du khách mối khi đến Cam Ranh.
Sò huyết Thủy Triều nướng tái là món ăn hấp dẫn du khách mối khi đến Cam Ranh. Ảnh: K.H.
Triều vừa xuống, những người dân sống quanh đầm kéo nhau đi bắt sò huyết. Chỉ cần lội trên lớp bùn vừa rút nước, chân đạp trúng con sò, dùng hai ngón chân kẹp vào và gắp lên cho vào rỗ. Để bắt nhanh hơn, người ta thường dùng một chiếc cào tay nhỏ, cào nhẹ lớp bùn trên mặt để bắt sò huyết. Trong vòng hơn một giờ đồng hồ, bạn đã có đủ số lượng sò cần thiết để chế biến các món ăn ngon. Do sinh sống trong lớp bùn nên khi bắt sò huyết về phải ngâm với nước vo gạo hoặc nước muối ớt pha loãng để nhả hết bùn đất, dùng bàn chải cọ sạch lớp vỏ bên ngoài, rửa lại bằng nước sạch trước khi chế biến. Sò huyết làm thành nhiều món ăn ngon như nướng tái, làm gỏi, nấu cháo, xào me...
Gỏi sò huyết là món ăn rất bổ dưỡng trong những ngày nắng nóng.
Gỏi sò huyết là món ăn rất bổ dưỡng trong những ngày nắng nóng. Ảnh:
O.T.
Phần thịt sò sau khi tách khỏi vỏ được cho vào nước lạnh khuấy đều để loại bỏ hết cát. Hành tím, sả bào mỏng ngâm trong nước đường, ớt sừng thái sợi. Vớt hành tím, sả cho vào bát, thêm ít nước mắm chua ngọt trộn đều với thịt sò, cho ớt vào, nêm lại gia vị vừa ăn, cho ra đĩa, ăn kèm với húng lủi, húng quế và bánh tráng mè.Khi chiều xuống, sẽ không gì thú vị bằng khi vừa được ngồi ngắm hoàng hôn trên biển vừa được thưởng thức vị ngọt thanh của những con sò được nướng vừa chín tới. Với những người sành ăn, sò huyết nướng vẫn là món ngon nhất. Những con sò được nướng đúng lửa với phần thịt béo, ngọt được dùng nóng với muối tiêu chanh cùng ít rau răm đem lại sự quyến rũ rất riêng.
Sò huyết rang muối
 ớt với
 vị cay xé lưỡi khiến người ăn phải xuýt xoa.
Sò huyết rang muối ớt với vị cay xé lưỡi khiến người ăn phải xuýt xoa. Ảnh: K.H.
Bên cạnh đó, bạn cũng không thể bỏ qua cái vị beo béo thơm nức của sò huyết nướng mỡ hành, cái vị chua ngọt đậm đà của món sò huyết xào me hay cái cay xé lưỡi của sò huyết rang muối ớt... Bạn có thể khép lại bữa tiệc của mình với món cháo sò huyết nổi tiếng ở vùng đất này. Bát cháo nóng hổi, cay nồng vị tiêu nhưng thơm ngon với vị ngọt thanh của sò huyết khiến người ăn cứ nhớ mãi hương vị đặc trưng của nó.

.Những món ăn hấp dẫn trong Vua đầu bếp Việt.

Mỳ Ý sốt mắm cá lóc, sườn sốt dâu tây hay món bánh Mexico... là những món ăn ngon được các thí sinh thực hiện trong chương trình Vua đầu bếp Việt.

Gỏi rau củ giúp họa sĩ giành tạp dề trắng Vua đầu bếp
Chàng Việt kiều giành tạp dề trắng Vua Bếp
Sau hai tập phát sóng đầu tiên của chương trình truyền hình thực tế Vua đầu bếp Việt, các thí sinh đã đem đến nhiều bất ngờ cho ban giám khảo cũng như khán giả với những món ăn đầy sức sáng tạo và đẹp mắt nhưng không kém phần ngon miệng. Dưới đây là hình ảnh một vài món ăn hấp dẫn của các thí sinh sau hai tập đầu tiên của chương trình Vua đầu bếp Việt:
master-8-jpg[1332088530].jpg
"Khối bò" - món ăn xuất phát từ cung đình Huế của thí sinh Nguyên Giáp.

Món Chicken fettuccine pasta whith
 pesto của thí sinh Thanh Hòa.
Món "Chicken fettuccine pasta whith pesto" của thí sinh Thanh Hòa.

Món bánh đến từ Mê xi cô là
Món bánh đến từ Mexico là "Fish tacos with mango salsa" của thí sinh Thu Trang.

Sườn sốt dâu tây kèm khoai tây nửa luộc nửa chiên của Phương Vân.
"Sườn sốt dâu tây kèm khoai tây nửa luộc nửa chiên" của Phương Vân.



Mì Ý sốt mắm cá lóc của thí sinh Xuân
 Bình.
"Mì Ý sốt mắm cá lóc" của thí sinh Xuân Bình.

Gỏi rau củ của thí sinh Thúy Hồng.
"Gỏi rau củ" của thí sinh Thúy Hồng.

Món Cô nàng gia vị
Món "Cô nàng gia vị" của thí sinh Bích Vân.

Món gà xào rau củ của thí sinh Thanh Hòa.
Món "gà xào rau củ" của thí sinh Thanh Hòa.

Món
Món "Gà luộc rau củ" của Ngọc Tân.

.Chả dông - đặc sản Phú Yên.

Chả dông giòn rụm, có vị ngọt thịt, là món ăn dân dã của vùng đất Phú Yên.
Con dông hình dáng như con kỳ nhông nhưng lớn chỉ độ bằng ngón chân cái, sống nhiều ở vùng đất cát dọc bờ biển Phú Yên và các tỉnh miền Trung như Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi... Theo những người có kinh nghiệm bắt dông lâu năm, thời điểm cuối xuân đầu hè con dông đến mùa sinh sản nên mập, nhiều thịt. Người ta thường dùng cuốc, xẻng để đào hoặc dùng bẫy để bắt dông.
Chả dông là món ăn đặc sản của Phú Yên.
Chả dông là món ăn đặc sản của Phú Yên. Ảnh: M.T.
Dông lột da, bỏ ruột, cắt bỏ đuôi và bốn bàn chân. Khi làm thịt phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vì dông làm xong không được rửa bằng nước lã để khỏi tanh. Thường người ta dùng lá chuối lót khi làm dông để giữ vệ sinh. Tiếp đến, dùng dao bằm hoặc cho vào cối xay nhuyễn thịt dông cùng với các loại gia vị như tiêu ớt, hành, tỏi, dầu ăn. Trộn đều thịt dông với một ít nấm mèo và bún khô. Dùng bánh tráng mỏng cuốn lại phần thịt đã chuẩn bị trên thành những cuốn đều bằng ngón tay cái người lớn và đem chiên chín vàng.
Ngoài món chả dông, thịt dông nướng muối ớt cũng được nhiều người ưa thích.
Ngoài món chả dông, thịt dông nướng muối ớt cũng được nhiều người ưa thích. Ảnh: C.D.
Chả dông được dọn ra đĩa, ăn kèm với rau sống các loại, dưa leo thái mỏng nhỏ và chén nước mắm ớt tỏi pha chua ngọt với ít đậu phụng rang. Lấy một miếng bánh tráng, nhúng sơ qua nước cho mềm, để các loại rau sống, dưa leo lên trên, tiếp đến là chả dông, cuốn tròn lại, chấm vào chén nước chắm và thưởng thức. Thỉnh thoảng cắn thêm trái ớt hiểm, tép tỏi đảo Lý Sơn cảm giác nồng ngon tăng lên mới hấp dẫn làm sao. Vừa ăn vừa cảm nhận chả dông giòn rụm, có vị ngọt thịt, mang hương vị nồng đượm của đồng quê mộc mạc. Món ăn còn có độ dai thơm và ngọt thịt ngon miệng.

Thơm nức mũi với cà ri cua

Món ăn với màu vàng của nước dùng, màu đỏ của cua cùng mùi thơm nức của cà ri thật hấp dẫn và quyến rũ.
Các món ăn từ cua luôn ngon miệng và hấp dẫn như: cua rang muối, cua xào me, lẩu cua... nhưng nếu tìm một món ăn chế biến từ cua vừa thơm ngon vừa đậm đà thì bạn không thể bỏ qua món cà ri cua.

Cà ri cua với hương vị thơm ngon là món ăn hấp dẫn đối với nhiều người.
Cà ri cua với hương vị
thơm ngon là món ăn hấp dẫn đối với nhiều người. Ảnh: K.H.
Chế biến món ăn này không khó nhưng hương vị thơm ngon của nó thì không thể chê vào đâu được. Đầu tiên là bạn phải biết cách chọn cua, theo kinh nghiệm dân gian thì không nên ăn cua vào những ngày có trăng, vì khi đó thịt cua gầy, thịt không chắc. Muốn chọn cua chắc thịt phải chọn loại có yếm to rắn chắc, càng và mai phải có sắc xanh xám đục; nếu màu xanh tím là cua mọng nước, ít thịt. Xem vỏ lụa ở các khớp càng cua phải căng – cua mới ngon. Hoặc bấm vào gốc chân “mái chèo” con cua, nếu nó quẩy mạnh là cua còn khỏe.

Thịt cua thấm
 đẫm nước cà ri đậm đà, béo nhưng không hề ngấy.
- Thịt cua thấm đẫm nước cà ri đậm đà, béo nhưng không hề ngấy. Ảnh: K.H.
Phần làm bạn mất nhiều thời gian và sự tỉ mỉ nhất là gỡ cua và pha nước sốt cà ri. Cua muốn ngon phải chọn loại cua gạch, thịt chắc. Cua mua về rửa sạch và cho vào nồi hấp chín. Tách đôi cua làm hai phần, riêng phần càng cua, để nước sốt cà ri thấm vào trong, bạn dùng cán dao đập cho vỏ cua hơi vỡ ra là được. Hương vị đem lại sự thơm ngon cho món ăn là nước sốt cà ri. Bột cà ri pha chung với dầu hào, nước cốt dừa, ớt, khuấy đều tạo thành một hỗn hợp hơi sền sệt. Vì món ăn có mùi tanh nên khi pha nước sốt cà ri bạn nhớ pha hơi cay để át đi cái mùi tanh đó. Đặt chảo lên bếp, làm nóng dầu, cho cua vào xào đều, sau đó cho tiếp trứng vịt đánh loãng và nước sốt cà ri vào. Để tăng hương thơm cho món ăn, bạn nên cho thêm ít đầu sả đập dập. Ngoài ra, tùy theo ý thích mà bạn có thể nấu chung với một ít cà tím, đậu bắp thái khúc. Nấu đến khi nước sốt cà ri sánh lại, thấm đẫm trong từng thớ thịt cua thì tắt bếp.
Cà ri cua có thể ăn kèm với bánh mì, bún tươi hoặc cơm.
Cà ri cua có thể ăn kèm với bánh mì, bún tươi hoặc cơm. Ảnh: K.H.
Món ăn mang đến cho bạn hương vị thơm ngon, đậm đà, hơi béo nhưng lại không hề có cảm giác ngấy. Điều đó có được nhờ sự hài hòa giữa các hương vị như: chua, cay, mặn, ngọt.... Cà ri cua có thể dùng để ăn nóng với cơm, bún tươi hay bánh mì cùng chén muối tiêu chanh.

.Chàng Việt kiều giành tạp dề trắng Vua Bếp.

Trong tập hai của chương trình Vua đầu bếp - MasterChef Việt Nam, thí sinh Việt kiều Australia Thanh Hòa đã thuyết phục được ban giám khảo bằng một món ăn nấu vội để "chữa cháy".

Gỏi rau củ giúp họa sĩ giành tạp dề trắng Vua đầu bếp
Không nhận được sự đồng ý của hai vị giám khảo Hoàng Khải và Tịnh Hải với món Chicken fettuccine pasta whith pesto, Thanh Hòa đã phải ngậm ngùi rời chương trình. Nhưng, dường như không hài lòng với phần thi của mình, Thanh Hòa đã quyết định quay lại gặp ban giám khảo để đề nghị cho mình cơ hội khác. Giám khảo Tịnh Hải đã đồng ý thêm cho thí sinh này 30 phút để chuẩn bị món ăn mới.
Món gà xào rau củ được chuẩn bị trong 30 phút.
Món gà xào rau củ được chuẩn bị trong 30 phút. Ảnh: A.N.
Chỉ còn dư ít thịt gà và một số nguyên liệu sót lại, chưa kể áp lực về thời gian, Thanh Hòa phải xoay xở bằng cách xin từng chút nguyên liệu của thí sinh khác, từ cà rốt, hành tây, dầu hào, nước tương... để làm ra một món ăn mới. Anh đã hoàn thành món gà xào trong vòng 25 phút và được giám khảo đánh giá cao. Thanh Hòa cầm trên tay chiếc tạp dề trắng để bước vào vòng trong.
Chàng trai Việt kiều Úc đã thuyết phục được ban giám khảo bằng chính niềm đam mê của mình.
Chàng trai Việt kiều đã thuyết phục được ban giám khảo trao chiếc tạp dề trắng. Ảnh: A.N.
Tập hai còn chứng kiến câu chuyện khác của thí sinh Trần Văn Dần. Vượt qua vòng sơ loại tại Đà Nẵng, chàng trai này đã phải mượn tiền của mẹ bạn gái để vào Nam tiếp tục niềm đam mê nấu ăn. Món lươn đùm trong phần dự thi của anh đã bị ban giám khảo chê là sơ sài, không có sự đầu tư khi thiếu lá sen, bánh tráng... Tuy nhiên Văn Dần vẫn được đi tiếp khi nhận được sự đồng ý của 2 trong 3 giám khảo. Xúc động với chiếc tạp dề trắng trên tay, Văn Dần chia sẻ: "Tôi rất đam mê nấu ăn. Tham gia thi, tôi phải bỏ công việc hiện tại, quyết tâm theo nghề đầu bếp. Nếu không trở thành Vua đầu bếp, tôi cũng sẽ về đứng bếp ở quán nhậu của một người bạn vì quá yêu công việc này".
Thí sinh Văn Dần đang chuẩn bị món lươn đùm.
Thí sinh Văn Dần đang chuẩn bị món lươn đùm. Ảnh: A.N.
Cũng nấu ăn bằng niềm đam mê nhưng không được may mắn như hai thí sinh trên, thí sinh Nguyễn Trường Giang đã phải dừng bước. Tham gia vòng Audition với món "Cà ri đỏ nấu với ớt chuông và thịt heo theo kiểu Thái" thường nấu cho bạn gái mình ăn, Trường Giang đã không chinh phục được ban giám khảo. Tập hai của chương trình còn chứng kiến sự thay đổi từ ban giám khảo. Sau tập một có phần kiệm lời, ít trao đổi, không đưa ra nhận xét cho các thí sinh, chỉ nói các câu chung chung như "Tôi đồng ý", "Tôi hài lòng"..., thì ở tập hai các giám khảo đã nói nhiều hơn. Cả 3 giám khảo đã đưa ra những nhận xét, góp ý về món ăn của các thí sinh, từ cách chuẩn bị, trình bày đến việc nêm nếm gia vị... Chính sự thay đổi đó đã đem lại hấp dẫn cho chương trình, giúp khán giả thấy được sự tương tác giữa giám khảo và thí sinh. Sau tập hai của chương trình, đã có thêm 7 thí sinh nhận được chiếc tạp dề trắng để bước vào vòng Boot Camp. Tập ba của chương trình Vua đầu bếp - MasterChef Việt Nam sẽ được phát sóng vào lúc 20h ngày 22/3.

Dân dã bánh đúc đậu phộng

Bánh đúc đậu phộng mềm, mịn có vị beo béo là món ăn gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người.
Đây là món ăn nhà quê, thường dùng để ăn sáng hoặc lúc xế chiều như một thức quà vặt. Bánh đúc được biến tấu với nhiều loại như đúc lá dứa, khoai môn, hến... Trong đó, bánh đúc đậu phộng với hương vị thanh mát, beo béo lại dễ chế biến nên được nhiều người ưa thích.
Bánh đúc có màu trắng tinh, khi ăn mềm, mát và beo béo rất ngon miệng.
Bánh đúc có màu trắng tinh, khi ăn mềm, mát và beo béo rất ngon miệng. Ảnh: K.H.
Nguyên liệu làm bánh đúc là bột gạo. Để bánh đúc ngon, mềm mà không bở thì phải chọn loại gạo tẻ đem vo sạch, ngâm trong vài giờ đồng hồ cho gạo mềm trước khi xay. Hòa tan ít vôi với nước lạnh, để cho lắng cặn và chắt lấy nước vôi. Tiếp đến, pha nước vôi với bột gạo đã xay theo tỷ lệ nhất định để bánh được giòn, không quá dẻo. Sau đó để khoảng hai, ba giờ đồng hồ cho mùi vôi bay hết trước khi đem nấu.

Nước chấm tương bần được nhiều người ưa thích khi ăn với bánh đúc. Ngoài ra, bạn có thể ăn với mắm tôm, mắm nêm.


Nước chấm tương bần được nhiều người ưa thích khi ăn với bánh đúc.
Ngoài ra, bạn có thể ăn với mắm tôm, mắm nêm... Ảnh: K.H.
Đặt nồi lên bếp, làm nóng dầu ăn và cho bột gạo vào khuấy liên tục cho đến khi bột sánh lại, cho đậu phộng vào khuấy tiếp rồi đậy vung lại và giữ đều lửa. Thỉnh thoảng, mở vung khuấy bánh cho đến khi bột gạo sánh đặc lại, sau đó đổ bánh ra trên một tàu lá chuối chuẩn bị sẵn. Để thật nguội rồi cắt thành từng phần vừa ăn.
Bánh đúc là món ăn nhà quê được nhiều người ưa thích.
Bánh đúc là món ăn nhà quê được nhiều người ưa thích. Ảnh: H.N.
Bánh đúc ngon không thể thiếu nước chấm, có nhiều loại cho bạn chọn lựa như mắm tôm, mắm nêm, tương bần... Ăn bánh đúc khi nóng mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của nó. Cầm một miếng bánh, chấm vào chén nước chắm và thưởng thức.Cái vị đậm đà của mắm tôm, mặn mà và thơm nồng của mắm nêm hay cái vị ngọt hơi bùi của tương bần... thấm đẫm trong cái mềm, mịn và beo béo của bánh đúc.

.Cháo hải sản mát lòng ngày nắng.

Cháo sò điệp thơm ngon, cháo cá rau đắng thanh mát, cháo sò huyết bổ dưỡng... là những món ăn tốt cho sức khỏe của bạn trong những ngày nắng nóng.
Dưới đây là những loại cháo hải sản ngon miệng dành cho bạn và các thành viên trong gia đình.


1. Cháo sò điệp
Cháo sò điệp với hương vị thơm ngon là một lựa chọn tốt cho bạn và gia đình khi muốn đổi món. Sò điệp lựa những con còn tươi sống, tách vỏ lấy phần thịt bên trong, rửa sạch và để ráo. Đặt chảo lên bếp, làm nóng với một ít dầu và cho sò điệp vào xào sơ với một ít hạt nêm.
Cháo sò
 điệp.
Cháo sò điệp. Ảnh: K.H.
Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu đến khi gạo nở bung, khi thấy nước cạn dần thì chế thêm nước và đảo đều cho gạo chín nhừ.Khi cháo chín, cho sò điệp đã xào vào cháo và đảo đều với lửa nhỏ, nêm lại gia vị cho vừa ăn. Tắt bếp, cho vào cháo vài đầu hành, hành lá thái nhỏ, rắc thêm ít tiêu để món cháo thêm thơm ngon. Cháo sò điệp ăn khi còn nóng mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của nó.

2. Cháo ốc thập cẩm
Bát cháo ốc nghi ngút khói cùng hương thơm quyến rũ kích thích từng vị giác của bạn. Trong cái hơi se lạnh của khí trời ngày mưa, còn gì tuyệt vời hơn khi được ngồi bên bát cháo nóng hổi, húp từng thìa cháo cảm nhận cái đậm đà, cái ngọt của thịt ốc đang lan dần trong miệng.
Cháo ốc thập cẩm.
Cháo ốc thập cẩm. Ảnh: K.H.
Cháo ốc thập cẩm là món ăn ngon miệng và bổ dưỡng, sự kết hợp hài hòa giữa hương vị các loại sò, ốc đem lại cho người ăn sự hài lòng khi thưởng thức. Ốc nấu cháo được lựa chọn từ những loại ốc rất ngon miệng và nổi tiếng như: ốc mặt trăng, vú nàng, sò vằn, nghêu...


3. Cháo sò huyết
Cháo sò huyết quyến rũ thực khách ở cái màu đỏ lạ của cháo - phần được gọi là máu của loại hải sản này tiết ra; màu xanh của hành ngò và của phần thịt sò huyết đỏ thẳm bên trong. Cháo sò huyết là món ăn vừa có giá trị dinh dưỡng cao, lại vừa là một trong những bài thuốc chữa bệnh.
Cháo sò huyết.
Cháo sò huyết. Ảnh: K.H.
Chế biến món ăn này bằng cách phi thơm tỏi với dầu ăn và cho gạo vào xào cho săn lại, sau đó thêm một tô nước vào nấu cho đến khi gạo nở bung. Sò huyết tách vỏ lấy thịt và xào thịt sò huyết với tỏi cho vừa chín tới. Để có một bát cháo sò huyết ngon hợp khẩu vị, người nấu phải làm sao để sò phải giòn và mềm. Đây là món ăn cần phải nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.


4. Cháo cá miền Tây
Món ăn dân dã, đặc trưng của vùng sông nước miền Tây. Nguyên liệu nấu món này gồm cá lóc đồng và rau đắng. Cá lóc đồng sau khi làm sạch, đem luộc chín, lột da và lấy hết xương, thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa.

Cháo cá miền Tây.
Cháo cá miền Tây. Ảnh: K.H.
Thành phần làm nên gia vị cho món ăn là rau đắng. Người dân miệt vườn khi ăn món này chỉ cần đi một vòng trong vườn nhà là có đủ một rổ rau đắng tươi thơm ngon. Múc cháo ra bát, cho vào ít thịt cá lóc và thưởng thức với đĩa rau đắng tươi ngon. Bạn có thể nêm thêm một tí nước mắm, một lát chanh để món ăn thêm đậm đà, ngon miệng.


5. Cháo cá nấm tràm
Nấm tràm có màu tím thẫm bên ngoài, bên trong có vị trắng mịn, khi ăn có vị đắng. Để nấu cháo, người ta thường lựa những cây nấm còn búp hay vừng mới bung tai vẫn còn vị béo và giòn rất ngon. Nấm sau khi hái về được cắt bỏ phần cuốn, rửa sạch và để ráo. Cá lóc làm sạch, đem luộc chín, khéo léo gỡ bỏ xương. Ngoài cá và nấm tràm, còn có các nguyên liệu khác như rau đắng, khoai môn thái thành phần nhỏ.
Cháo cá nấm tràm.
Cháo cá nấm tràm. Ảnh: K.H.
Gạo vo sạch, cho vào nước luộc cá để nấu, khi gạo nở ra thì cho khoai môn vào. Sau đó cho tiếp nấm tràm, cá lóc và rau đắng vào. Khi cháo chín, nêm lại gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp, múc ra bát, cho vào một ít hành ngò để món ăn dậy mùi thơm và thưởng thức khi còn nóng. Thưởng thức cháo nấm tràm là hưởng trọn hương vị giòn, béo và hơi đắng của nấm, vị ngọt của thịt cá, cái đắng của rau tất cả tạo nên một hương vị thơm ngon rất lạ miệng.

Đậm đà ruốc sả xứ Huế

Món ruốc sả với hương vị béo béo, bùi bùi, đậm đà và hơi cay đúng chất Huế rất bình dị và ngon miệng.
Thành phần chính của món ăn này chính là ruốc và sả. Tùy theo sở thích của từng người hay để tăng thêm độ thơm ngon có thể thêm vào món ăn chút thịt lợn hoặc thịt bò băm nhuyễn, mè, đậu phộng, ớt, tiêu... Ruốc là loại thực phẩm bán sẵn nên ai cũng dễ dàng mua được. Nó làm từ con ruốc biển mà người Huế hay gọi là con khuyết.
Các nguyên liệu chính để làm nên món ruốc sả kho
 thịt heo ngon tuyệt.
Các nguyên liệu chính để làm nên món ruốc sả kho thịt heo ngon tuyệt. Ảnh: Mai Ka.
Con khuyết sau khi đánh bắt về phải trải qua nhiều công đoạn như ướp muối, vắt nước, gạn lọc, giã nhuyễn, phơi khô, ủ một thời gian dưới trời nắng to... mới trở thành ruốc được. Để làm nên món ruốc sả Huế cũng đơn giản. Thịt heo hay thịt bò mua về hấp chín sau đó bằm nhuyễn, sả chỉ lấy phần thân băm nhuyễn, mè đậu phộng đập dập, rang vàng.

Ruốc sả là món ăn bình dị trong bữa cơm gia đình ở Huế.
Ruốc sả là món ăn bình dị trong bữa cơm gia đình ở Huế.

Featured Post

5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam

     WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos)  https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBx...

My Blog List

My Blog List